Tính chất của cách mạng tư sản Anh

BÀI 29 CÁCH MẠNG tư sản ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.71 KB, 2 trang )

BÀI 29 CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
1.tình hình nước Anh trước cách mạng
-Kinh tế phát triển nhất châu Âu:
+Công nghiệp: công trường thủ công chiếm ưu thế, sản xuất tập trung và chuyên môn hóa cao
+Nông nghiệp: có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp
+Thương nghiệp: đạt được nhiều thành tựu to lớn, thị trường dân tộc hình thành
-Xã hội: gồm có nông dân, quý tộc mới,tư sản, quý tộc phong kiến. Trong đó giai cấp tư sản và quý tộc
mới giàu lên nhanh chóng do nền kinh tế tư bản phát triển
-Chính trị: nền quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua sac-lơ . chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất tư bản->mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ phong
kiến.
-> cách mạng bùng nổ
2.diễn biến của cuộc cách mạng
a.nguyên nhân
-nguyên nhân sâu xa:
+chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản,giai cấp tư sản có thế lực
kinh tế nhưng không có thế lực chính trị-> họ phải lật đổ chế độ phong kiến thối nát để lên nắm quyền
lực,mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+nhân dân bị bóc lột nặng nề và căm ghét chế độ phong kiến
-nguyên nhân trực tiếp
+dân scottlen chống lại vua Anh bắt họ theo Anh giáo
+4/1640 vua sac-lơ triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế giải quyết khó khăn về tài chính nhưng bị Quốc
hội tứ chối, nhà vua thẳng tay đàn áp dẫn tới nội chiến bùng nổ
b.diễn biến
-1642-1648 nội chiến bùng nổ gay gắt giữa nhà vua và Quốc hội
-1649 vua sac-lơ bị xử tử,nền cộng hòa được thiết lập với tổng thống là crôm-oen, cách mạng đạt tới
đỉnh cao
-1653 nền độc tài quân sự được thiết lập với việc làm crôm-oen bảo hộ công
-1658 crôm-oen chết, Quốc hội thỏa hiệp với phong kiến
-1688 Quốc hội chính biến, chế độ quân chủ lập hiến thiết lập
c.ý nghĩa


-cách mạng tư sản Anh lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh
-là bước quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản,mở ra thời kì mới-thời cận đại
d.tính chất
-đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
-mang tính chất hạn chế là:
+sau cách mạng, tàn dư phong kiến vẫn không bị xóa bỏ
+ruộng đất chưa thuộc sở hữu của nông dân
+về chính quyền: giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với thế lực phong
kiến thành lập nhà nước quân chủ lập hiến

Video liên quan

Post a Comment (0)
Previous Post Next Post