Ngày đồng tâm là phong trào góp phần giải quyết khó khăn nào sau cách mạng Tháng Tám

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta. Bài viết phân tích những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong việc đấu tranh giành và giữ chính quyền, xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Nói về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta và quốc tế. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại những bài học vô giá, có giá trị lịch sử trường tồn và nguồn động lực tinh thần lớn lao trong việc giành và giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chính quyền dân chủ thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Mặc dù ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền đã về tay nhân dân lao động, nhưng bên trong các thế lực phản động vẫn còn đang cấu kết với nhau chống lại chính quyển cách mạng. Bên ngoài, các thế lực đế quốc (Anh, Mỹ, Pháp...) vẫn chưa từ bỏ âm mưu can thiệp và xâm lược đất nước ta. Nếu không chăm lo xây dựng chính quyền gắn với bảo vệ chính quyền thì khó giữ được thành quả cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Dù nhân dân ta đã nắm chính quyền, nhưng giai cấp đấu tranh trong nước và mưu mô đế quốc xâm lược vẫn còn(1). Do đó, xây dựng chính quyền phải đi đôi với bảo vệ chính quyền, hai nhiệm vụ quan trọng này không được tách rời nhau. Đồng thời, phải luôn gắn nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ với nhiệm vụ xây dựng chế độ xã hội mới. Muốn bảo vệ được chính quyền cách mạng, thì phải xây dựng chính quyền dân chủ, thực sự vững mạnh về mọi mặt, đủ sức tự bảo vệ; lấy xây để chống, lấy xây dựng để tự bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng Việt Nam đã giành được chính quyền. Người khẳng định: Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền(2).

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, chính quyền nhân dân non trẻ đã cùng một lúc phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Tình thế cách mạng lúc này như ngàn cân treo sợi tóc. Chính quyền dân chủ nhân dân - thành quả của cuộc đấu tranh đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh đang đứng trước nhiều thử thách, có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập dân tộc vừa mới giành được có nguy cơ bị mất. Thấm nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhận thức sâu sắc rằng giành được chính quyền dã khó, nhưng bảo vệ chính quyền còn khó hơn, Đảng ta đã nêu lên tư tưởng quan trọng về xây dựng chính quyền phải đi đôi với bảo vệ chính quyền để lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách; giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ thành công chế độ xã hội mới. Theo quan điểm của Đảng, xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là vấn đề có tính quy luật của cách mạng vô sản nói chung, của cách mạng Việt Nam nói riêng. Bởi vì, mặc dù cách mạng dã thành công, chính quyền đã về tay nhân dân, nhưng nếu không chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh thì không thể quản lý, điều hành được đất nước. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh các thế lực thù địch, phản động cả bên trong và bên ngoài vẫn còn cấu kết với nhau để chống phá cách mạng.

Quan điểm xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền được thể hiện ở tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thực sự vững mạnh để không chỉ điều hành, quản lý, xây dựng đất nước mà còn đủ sức để lãnh đạo nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ. Đảng ta chỉ rõ, sau khi giành được chính quyền thì cách mạng phải biết tự bảo vệ trước những đòn tấn công, phản kích của kẻ thù. Tuy nhiên, trong điều kiện chính quyền vừa mới xây dựng, còn non trẻ, muốn bảo vệ được chính quyền thì trước hết phải chăm lo xây dựng chính quyền vững mạnh về mọi mặt để đủ sức tự bảo vệ.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm giải quyết vấn đề gốc rễ của bảo vệ là phải đi từ xây dựng thực lực mạnh, trước hết là xây dựng chính quyền vững mạnh. Trong nhiều nhiệm vụ cần kíp đặt ra ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ củng cốchính quyền cách mạng, tạo cho chính quyền có đầy đủ các điều kiện về mặt pháp lý, tổ chức, lực lượng cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực, phương pháp, tác phong công tác để đảm nhiệm tốt việc điều hành đất nước.

Trong xây dựng Nhà nước, Đảng ta chỉ rõ tính chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nước ta là một nước dân chủ; Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân; chính quyền của ta là chính quyền nhân dân. Đã là chính quyền nhân dân thì phải do nhân dân bầu ra, do nhân dân lựa chọn người có tài, có đức để gánh vác việc nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng cho nhân dân và chính quyền mới một cơ sở pháp lý vững chắc với chủ trương tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu trong cả nước và sớm ban hành Hiến pháp. Theo đó, đã là một nước dân chủ thì chính quyền phải do nhân dân lập ra, do dân lựa chọn và nhân dân sẽ đem hết sức mình để góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có nhiệm vụ: Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu(3) và phải có một hiến pháp dân chủ(4).

Đặc điểm nổi bật của nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà chúng ta xây dựng ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là ở chỗ Chính phủ, các cơ quan công quyền là công bộc của dân, cán bộ, công chức vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng(5). Đã là một nước dân chủ, thì mọi lợi ích đều là của dân, mọi phấn đấu của Chính phủ, của cán bộ đều vì dân, chính quyền từ xã đến Trung ương do dân cử ra. Do đó, mọi quyền hành và lực lượng của Chính phủ đều ở nơi dân. Trong thư gửi Ủy ban hành chính các bộ, huyện, làng xã ngày 17/10/1954, Người viết: Cơ quan Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, xã là đày tớ của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật (6), Dân là chủ thì Chính phủ là đày tớ...(7). Mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân được thể hiện cụ thể qua mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân với Nhà nước. Nhà nước có nghĩa vụ với công dân, đồng thời có những quyền theo quy định của Hiến pháp, pháp luật để thực thi công quyền mà nhân dân giao phó, ngược lại công dân vừa có quyền, đồng thời có nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người viết: Những khi dân dùng đày tớ để bảo vệ cho mình thì phải giúp đỡ, nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình chứ không phải là chửi(8). Đối với cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước, Người gọi đó là công bộc(9) của dân, cách gọi ấy tuy dân dã nhưng cũng rất sâu sắc. Người còn cho rằng, Chính phủ do dân bầu ra, dân có quyền bãi miễn Chính phủ, nếu Chính phủ không làm tròn phận sự, không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền thì vấn đề xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vậy, việc hướng dẫn cách tổ chức làm việc của các ủy ban nhân dân, các cơ quan công quyền, đặt cơ sở cho việc xây dựng tác phong làm việc của đội ngũ công chức mới, giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ nhà nước, lấy các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư làm chuẩn mực trong rèn luyện cán bộ, công chức, viên chức luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta quan tâm.

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính(10). Người xác định đây là một trong sáu vấn đề khẩn cấp mà Chính phủ lâm thời phải giải quyết sau khi giành được độc lập. Trong Lời tuyên bố trước Quốc hội ngày 31/10/1946 tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Tuy trong nghị quyết không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết(11).

Trong khi đặt lên hàng đầu tư tưởng về việc xây dựng một nhà nước là công bộc của dân, về xây dựng Chính phủ liêm khiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến việc xây dựng Chính phủ có năng lực quản lý, điều hành đất nước. Người nhấn mạnh tư tưởng về một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ được độc lập và thống nhất của nước nhà(12), một Chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc(13). Khi Chính phủ có năng lực làm việc thì sẽ giải quyết được nhiều nhiệm vụ của nước nhà, đem lại lợi ích cho quốc gia - dân tộc, cho nhân dân, làm tăng thêm sức mạnh của đất nước, để đủ sức bảo vệ được chính quyền cách mạng. Ngược lại, nếu Chính phủ yếu kém về năng lực thì sẽ không làm được gì cho dân, thậm chí còn làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân, của quốc gia - dân tộc, khó có thể đứng vững trước khó khăn, thử thách. Mặt khác, một chính quyền yếu kém năng lực, lại không liêm khiết thì tất yếu sẽ bị nhân dân bãi miễn trước khi bị kẻ thù phá hoại. Cho nên, muốn bảo vệ được chính quyền thì trước hết phải chăm lo xây dựng chính quyền đó vững mạnh, một chính quyền hợp pháp, do nhân dân cử ra, thực sự vì dân, trong sạch, liêm khiết và có năng lực thực thi công việc.

Muốn có một chính quyền như vậy, thì phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ đức và tài; phải có chính sách để thu hút nhân tài tham gia vào bộ máy nhà nước. Ngay sau khi thành lập Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi hiền tài tham gia Chính phủ, giúp nước, giúp dân. Ngày 14/11/1945, trên báo Cứu quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều(14). Người khẳng định: Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận(15).

Ngày nay, để xây dựng được một chính quyền mạnh, có đủ năng lực quản lý, điều hành đất nước và đủ sức mạnh để tự bảo vệ cần phải huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy sức mạnh của chính quyền không những ở tổ chức, bộ máy luôn được kiện toàn, mà còn được huy động từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Một chính quyền biết quy tụ được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ bảo đảm cho chính quyền đó luôn được xây dựng vững mạnh và bảo vệ vững chắc, không có thế lực nào có thể đánh đổ được.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để bên trong hết lòng, hết sức ủng hộ Chính phủ, ủng hộ chính quyền, bên ngoài thì quốc tế tôn trọng và giúp đỡ, bảo đảm cho chính quyền luôn được xây dựng vững mạnh và bảo vệ vững chắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Lời tuyên bố với Quốc hội về việc thành lập Chính phủ mới, rằng: Chính phủ mới phải tỏ rõ cái tinh thần đại đoàn kết, không phân đảng phái,... Chính phủ này tỏ rõ tinh thần quốc dân liên hiệp,... Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia(16). Đặc biệt, để chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ chính quyền, Người luôn chăm lo tổ chức xây dựng Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (ngày 29/5/1946) tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay với tôn chỉ, mục đích đoàn kết rộng rãi mọi giai cấp, mọi dân tộc, mọi tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài nước để cùng nhau góp sức xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Nêu cao tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, nhất là Nghị quyết số 18/NQ-TVV ngày 25/10/2017 của Ban'Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đồng thời xây dựng chính quyền cơ sở xã, phường, đô thị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh phân cấp giữa Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương; thay dổi phương thức giao kinh phí dựa trên tổ chức và biên chế hiện nay; tăng quyền chủ động cho các địa phương trong sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn. Đây là một chủ trương đúng đắn và cần thiết phải được tiếp tục nghiên cứu, triển khai một cách khoa học, đồng bộ trong thực tiễn với sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, thường xuyên của Đảng. Phải đấu tranh khắc phục các nguyên nhân gây ra các tệ nạn tiêu cực và các nguyên nhân phát sinh các tệ nạn tiêu cực. Trong cuộc đấu tranh này, phải lấy việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ then chốt như đã nêu trong nhiều nghị quyết của Đảng.

Vận dụng những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chúng ta cần tranh thủ những điều kiện, thời cơ thuận lợi trong nước và quốc tế, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đẩy mạnh cải cách nền hành chính..., hướng đến xây dựng một Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo phát triển, hoạt động hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân trong giai đoạn hội nhập và phát triển./.

Ghi chú:
(1) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.2000, tr.229.
(2) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H.2000, tr.304.
(3),(4),(10),(11),(12),(13),(14),(15),(16) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2000, tr.8, tr.8, tr.9, tr.427, tr.427, tr.430, tr.99, tr.451, tr.430.
(5) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, H.2000, tr.375.
(6),(7),(8),(9) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1995, tr.201-410, tr.201-410, tr.201-410, tr.201-410.

PGS.TS Trần Nam Chuân - nguyên cán bộ Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng

tcnn.vn

Video liên quan

Post a Comment (0)
Previous Post Next Post