Lợi ích của xã hội hóa giáo dục là gì

5/5 - (1 bình chọn)

Một chủ trương giáo dục nào đó được thực hiện trên một vùng lãnh thổ hoặc cả quốc gia được gọi là xã hội hóa giáo dục (XHHGD). Chủ trương giáo dục đặc biệt này không chỉ được thực hiện mạnh ở những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển cũng đã và đang áp dụng rất thành công. Trong bài này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm về xã hội hóa giáo dục là gì và những đặc điểm cơ bản của chủ trương này.

Xã hội hóa là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về XHHGD thì ta cần hiểu về thuật ngữ xã hội hóa (XHH). Khái niệm xã hội hóa xuất hiện vào thời kỳ đầu của thế kỷ 20. Thuật ngữ này được các nhà khoa học sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.

Xã hội hóa giáo dục là gì?Xã hội hóa giáo dục là gì?

Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân được hòa nhập vào trong xã hội hoặc vào trong một nhóm người thông qua việc học các quy tắc, giá trị đối với từng nhóm xã hội đó. XHH còn được hiểu là quá trình biện chứng, trong đó mỗi thành viên trong nhóm người đều có năng lực hành động và duy trì nó để tái xuất xã hội. Hiểu nôm na theo một cách ngắn gọn thì xã hội hóa là sử dụng các tư liệu sản xuất để trao đổi giá trị thành của công.

Ý nghĩa của xã hội hóa là tăng tính cộng đồng, giảm thiểu tối đa chủ nghĩa cá nhân trong các lĩnh vực trong xã hội.

Xã hội hóa giáo dục là gì?

Xã hội hóa giáo dục còn được hiểu theo nhiều cách với nội hàm liên quan đến giáo dục cộng đồng, xã hội học tập, giáo dục suốt đời, phi tập trung hóa.

Xã hội học tập (XHHT) có nghĩa là tất cả mọi người trong xã hội đều làm giáo dục, giáo dục lẫn nhau và tất cả mọi người đều được giáo dục. Xã hội học tập đảm bảo được quyền lợi học tập của con người, đưa giáo dục trở thành một phần của không thể thiếu của nhân quyền. XHHT hướng tới sự phát triển của nhân cách, tôn trọng quyền tự do của con người và những quyền cơ bản tối thiểu của con người. XHHT giúp cho giáo dục trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người. UNESCO đã bày tỏ rõ quan điểm về giáo dục trong thế kỷ 21 đó là mọi người đều được giáo dục và mọi người đều làm giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục là gì?

Giáo dục cộng đồng (GDCD) hiểu theo một ý nghĩa rộng lớn hơn là việc giáo dục cần phải đáp ứng được mọi lợi ích của cộng đồng. GDCD hướng tới sự cải thiện của chất lượng sống con người. Nếu như hiểu theo một ý nghĩa hẹp hơn thì GDCD bao hàm ý nghĩa chỉ toàn bộ những hoạt động giáo dục về văn hóa, giải trí, xã hội được tổ chức ngoài hệ thống giáo dục bên trong nhà trường chính quy. GDCD được áp dụng cho tất cả mọi người và mọi lứa tuổi có mong muốn được cải thiện cuộc sống. GDCD cần được sự chăm sóc và trách nhiệm nuôi dưỡng từ tất cả mọi người, cả cộng đồng chung tay vun đắp. GDCD sẽ từng bước giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội được học tập, tiếp cận với nền giáo dục hiện đại để phát triển tri thức của từng cá nhân. Tuy nhiên chính những người được giáo dục cũng cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ giáo dục người khác nhằm hướng tới mục tiêu chung là phát triển giáo dục đất nước.

Phi tập trung hóa giáo dục gồm có:

  1. Thực hiện phân chia rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm từ cấp trung ương cho tới địa phương. Các quyền hạn được chỉ đích danh, rõ ràng từ các cấp cao nhất cho tới các cấp thấp hơn.
  2. Huy động toàn cộng đồng từ các tổ chức phi chính phủ lẫn các tổ chức quần chúng đều cần tham gia vào việc phát triển giáo dục.
  3. Rất nhiều nước phát triển đều tham gia mô hình này như: Đức, Mỹ, Anh,

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng quan điểm về xã hội hóa giáo dục không thực sự thống nhất cả về tư tưởng cũng như tên gọi của nó ở tất cả mọi nơi. Tuy nhiên, một số đặc điểm chung mà ta có thể rút ra trong khi thực hiện xã hội hóa giáo dục sau:

  • XHHGD phải hướng tới lợi ích chung của cộng đồng
  • XHHGD nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của toàn xã hội với tư tưởng chung là phát triển giáo dục
  • Giáo dục là việc rất cần thiết của một đất nước, từ các cấp chính quyền, chính phủ đến các cá nhân mà chính phủ tin tưởng ủy nhiệm để phục vụ cho nhân dân, cộng đồng

Xã hội hóa giáo dục

Tại Việt Nam, XHHGD chính thức được thực hiện từ nghị quyết 90CP của chính phủ được ban hành ngày 21/8/1997. Quyết định này của chính phủ hướng tới chủ trương về xã hội hóa tất cả những hoạt động về căn hóa, y tế, giáo dục.

Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay được áp dụng để chuyển giao các công việc, trách nhiệm giáo dục trước đây vốn chỉ thuộc về nhà nước sang các tổ chức và nguồn lực khác trên toàn xã hội cà ngoài nhà nước. Đưa giáo dục trở thành nhiệm vụ của cả quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa. Các cơ sở giáo dục của nhà nước cũng dần được chuyển giao cho các tổ chức dân lập, tư nhân. Tóm lại là nhà nước đang chuyển giao một phần lớn công việc từ xưa đến nay do nhà nước thực hiện cho các cá nhân và tổ chức dân lập. Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc quản lý thực hiện của các tổ chức này.

Xã hội hóa giáo dục hoàn toàn khác so với tư nhân hóa giáo dục. Vì tư nhân hóa giáo dục biến trách nhiệm giáo dục cho tư nhân đảm nhiệm, biến giáo dục thành hàng hóa tư nhân. XHHGD tức là nhà nước vẫn cần phải chăm lo, quản lý và đảm bảo chất lượng cung cấp các dịch vụ giáo dục cho người dân. Nhà nước không cần phải trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ này mà chuyển giao cho các tổ chức khác thực hiện nhưng sẽ cần phải đảm bảo được tuân theo các yêu cầu và chuẩn mực nhà nước đặt ra. Nhà nước sẽ có trách nhiệm đảm bảo thanh tra, giám sát thực hiện, đảm bảo chất lượng của các dịch vụ giáo dục mà người dân đang được cung cấp.

Có thể nói XHHGD là một bước đột phá, bước tiến lớn trong ngành giáo dục, nó giải quyết được tình trạng thiếu hụt tài chính từ ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu giáo dục. Giảm bớt sự can thiệp của nhà nước đến việc giáo dục nhưng lại giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

admin 24 Tháng Mười Hai, 2019

Video liên quan

Post a Comment (0)
Previous Post Next Post