Giáo dục nhà trường là gì


Nội hàm của khái niệm quản lý nhà trường được nhiều tác giả trong và ngoài nước diễn tả theo nhiều góc độ khác nhau. Cùng khoaluantotnghiep nghiên cứu các khái niệm này một cách chi tiết nhất giúp bạn hiểu rõ hơn vầ khái niệm quản lý nhà trường.

Xem thêm:

40 mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục thông dụng

Vai trò của giáo dục tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trường học là một tổ chức, ở đó tiến hành quá trình dạy học. Hoạt động đặc trưng của trường học là hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học là hoạt động có tổ chức, có nội dung, có phương pháp và phương tiện, có mục đích, có sự lãnh đạo của nhà GD, có sự hoạt động tích cực, tự giác của người học.

Tác giả M.I.Kondacov đã khái quát Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh, chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường là một hệ thống xã hội- sư phạm chuyên biệt).

Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội- kinh tế, tổ chức- sư phạm của quá trình dạy- học và GD thế hệ đang lớn lên [22].

Trong thực tiễn Việt Nam, Tác giả Phạm Minh Hạc đã xác định: quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS.

Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường. quản lý nhà trường về cơ bản khác với quản lý các lĩnh vực khác.

Những tác động của chủ thể quản lý là những tác động của công tác tổ chức sư phạm đến đối tượng quản lý nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mục đích, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.

Quản lý nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo.

Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả, do vậy muốn thực hiện có hiệu quả công tác quản lý giáo dục phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải tiến công tác quản lý giáo dục đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.

hinh-anh-quan-ly-nha-truong-2

Xem thêm:

Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất, vai trò và ý nghĩa

Khái niệm giáo dục là gì? Mục đích, vai trò của giáo dục

Tóm lại, quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục. quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam.

Người thực hiệnquản lý nhà trường phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành chặt chẽ với nhau, đưa đến kết quả mong muốn.

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về khái niệm quản lý nhà trường. Nếu trong quá trình làm bài luận bạn còn gặp bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0915 686 999 đề được tư vấn giải đáp.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tag

Video liên quan

Post a Comment (0)
Previous Post Next Post