Cách đánh khoáng cho tôm

Tại sao chúng ta phải sử dụng khoáng khi nuôi tôm thẻ?

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, nhu cầu khoáng cho tôm thẻ rất cần thiết. Tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng rất cao, và quá trình lột xác lớn lên của tôm diễn ra liên tục. Bên cạnh đó, mật độ nuôi cao cũng làm cho nhu cầu chất khoáng trong ao nuôi trở nên bức thiết. Tôm thẻ chân trắng cũng được phát triển trên hệ thống ao nuôi tôm sú lâu năm cho nên hàm lượng các loại muối khoáng cho tôm dinh dưỡng cũng cạn kiệt.

Ở độ mặn thấp, hàm lượng Ca, Mg, P, Na trong nước thấp, tôm hấp thụ khoáng không đủ; đặc biệt trong quá trình sinh trưởng, tôm thẻ cần rất nhiều khoáng, do đó trong ao nuôi tôm thẻ nên luôn duy trì độ kiềm 100 mg/l trở lên, bằng cách sử dụng vôi CaCO3. Bên cạnh đó, phải thường xuyên tạt khoáng cho ao nuôi để tôm cứng vỏ dễ lột xác, giúp tôm tăng trưởng nhanh, hạn chế hiện tượng đục cơ và cong thân, mềm vỏ.

Lớp vỏ ki-tin của tôm được hình thành chủ yếu từ CaCO3, với một lượng ít Mg, P và S. Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.

Nên bổ sung khoáng cho tôm thẻ vào thời gian nào là thích hợp?

Tốt nhất bà con nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc vào ban đêm từ lúc 10 - 12 giờ vì tôm có thói quen lột xác vào ban đêm. Khi tôm lột xác, nhu cầu oxy sẽ tăng lên gấp đôi và sau đó khi tôm lột xác sẽ bắt đầu hấp thu từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh vào giai đoạn từ 02 - 04 giờ sáng.

Khoáng cho tôm thẻ là rất cần thiết, do đó quý bà con cần có các biện pháp bổ sung sao cho phù hợp giúp tôm sinh trưởng và lột vỏ tốt nhất.

Giới thiệu một quy trình đánh khoáng mới cho tôm thẻ

Video liên quan

Post a Comment (0)
Previous Post Next Post